top of page

Nhà văn Trần Thị Hảo và những trăn trở văn học

Bài giới thiệu về Ban giám khảo Trần Thị Hảo, do Thu Thủy thực hiện.


Phần giới thiệu về tác giả:

Nhà văn Trần Thị Hảo (TTH) từng được đào tạo và công tác tại trường đại học ngoại ngữ Thanh Xuân (nay là đại học Hà Nội, Việt Nam). Sau khi cùng chồng sang Pháp thực hiện nhiệm vụ ngoại giao, bà tiếp tục theo học chuyên ngành tiếng Pháp tại Đai học Sorbonne rồi được nhà trường giữ lại ở vị trí nghiên cứu, giảng dạy. Bên cạnh việc xuất bản nhiều ấn phẩm bằng cả tiếng Pháp và tiếng Việt, nhà văn cũng rất tích cực trong các hoạt động tình nguyện tổ chức bởi các hội đoàn quốc tế.



1. Với nhiều tác phẩm bằng cả hai ngôn ngữ Việt- Pháp, nhà văn cảm nhận như thế nào về nền văn học của hai quốc gia?

TTH: Mỗi nền văn học mang những đặc trưng riêng. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy nền văn học Pháp ảnh hưởng rất nhiều tới nền văn học Việt Nam cả về đề tài lẫn cách thể hiện. Điều này đã được kiểm chứng qua bề dày lịch sử mà để liệt kê đầy đủ có lẽ là rất khó. Chúng ta có thể nhắc tới một vài ví dụ như:

  • Trong những năm 30 của thế kỉ trước , một loạt các tên tuổi lớn của thơ Mới như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Bích Khê đều ảnh hưởng từ văn học lãng mạn Pháp. Thế Lữ, Huy Thông chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa anh hùng.

  • Giai đoạn những năm 30-40, các tác phẩm văn xuôi của Khái Hưng, Nhất Linh có chịu ảnh hưởng của văn học hiện thực Pháp.

  • Những sự ảnh hưởng từ văn học Pháp có gián đoạn trong thời kì chiến tranh. Sau này, khi hòa bình lập lại, chúng ta cũng có những tiểu thuyết chịu ảnh hưởng về đề tài khai thác. Gần đây nhất, một số tác phẩm của Marc Levy, Guillaume Musso đã trở nên quen thuộc với đông đảo công chúng Việt.



2. Tại Pháp, làm thế nào để nhà văn đón nhận và cập nhất tính hình văn học trong nước?


TTH: Nhờ internet, tôi vẫn có thể dễ dàng cập nhật thông tin trong nước hàng ngày. Riêng về văn học, qua mỗi chuyến công tác, du lịch về Việt Nam, tôi đều tìm mua và mang sang các tác phẩm mới. Các tác giả như Trần Quốc Vượng, Nguyễn Tiến Dũng, Đào Duy Anh là các bậc uyên thâm mà tôi đánh giá rất cao. Các tác phẩm của họ rất giàu tâm huyết và mang nhiều giá trị nghệ thuật.




3. Việc lưu giữ và bảo tồn nét đẹp văn hóa Việt qua những trang sách đối với nhà văn có ý nghĩa như thế nào?


TTH: Văn hóa nghĩa lớn hơn văn học nhiều.

Văn hóa thể hiện quan niệm cách ứng xử của một người với thế giới. Văn học là cách để lưu giữ các thành tựu đó một cách sinh động nhất, là tấm gương của văn hóa, là văn hóa được lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật… Trong các tác phẩm văn học thì các khái niệm văn hóa được thông qua bởi cách tiếp nhận của nhà văn.


Chính bởi ý thức được điều này, tự bản thân tôi luôn thôi thúc để cho ra đời các tác phẩm mới. Thông qua cả hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Pháp, tôi luôn cố gắng tái hiện những đặc trưng nền văn hóa của dân tộc để không chỉ độc giả trong nước mà cả độc giả nước ngoài có thể cảm nhận được.




4. Quá trình sáng tác bằng tiếng Pháp của nhà văn có trải qua nhiều khó khăn?


TTH: Dù hầu như không gặp vấn đề gì trong giao tiếp bằng tiếng Pháp, khi chuyển sang diễn đạt bằng ngôn ngữ viết, tôi vẫn cảm thấy khó để độc giả hiểu mình. Nếu như tôi chỉ mất 2 tháng với một tác phẩm bằng tiếng Việt thì khi sáng tác bằng tiếng Pháp, thời gian này thường kéo dài từ 1,5-2 năm. Cách duy nhất để vượt qua là cố gắng một cách tự nhiên, không qua bước dịch từ tư duy tiếng Việt. Cuốn “La jeune fille la guerre” là một ví dụ thành công khi bản thân tôi thực sự đã nhập tâm vào nhân vật, ngôn từ được diễn đạt một cách tự nhiên. Tác phẩm nhận được nhiều chia sẻ từ độc giả Pháp, khiến tôi rất cảm động.




5. Nhà văn có suy nghĩ gì về vai trò của việc quảng bá sách Việt ở nước ngoài?


TTH: Qua tiếp xúc với rất nhiều sinh viên Pháp đang theo học chuyên ngành tiếng Việt, và cả những người quan tâm tới hóa Việt Nam, tôi nhận thấy nguồn nhu cầu rất lớn những ấn phẩm bằng tiếng Việt. Đáng tiếc là văn học Việt Nam nói riêng cũng như văn hóa Việt Nam vẫn chưa được quảng bá tương xứng với tiềm năng. Số lượng sách ở nước ngoài còn quá ít, tính cả sách dịch và sáng tác bằng ngôn ngữ nước ngoài.

Sự thiếu hụt này có thể được giải thích bởi từ rất lâu (sau 1975) chúng ta hầu như chưa có được các cây viết và tác phẩm nổi bật lên, đánh dấu sự chuyển mình . Công tác dịch sách cũng còn cần cải thiện và chú trọng hơn.




6. Chia sẻ về cảm xúc khi nhận lời làm giám khảo của cuộc thi lần đầu tiên được tổ chức trong đó có hướng tới người trẻ yêu viết?


TTH: Từ rất lâu tôi đã trông đợi ở một sân chơi để khuyến khích các sinh viên mình ở Pháp nâng cao trình độ viết. Chính vì thế, khi được biết về cuộc thi, tôi cảm thấy rất vui. Hơn thế nữa, tôi cảm thấy tự hào vì đây là một sân chơi được tạo ra bởi hệ thống thư viện của Paris, kết hợp với hội đoàn lớn nhất của cộng đồng người Việt tại Pháp. Đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức được một cuộc thi với quy mô lớn, đánh dấu một sự kiện lớn của cộng đồng.

Với chính những sinh viên của mình, tôi sẽ cố gắng hết sức để truyền cho họ cảm hứng tham gia cuộc thi đồng thời chia sẻ thông tin với những người khác.

Tất cả những bài tham gia, dù ở lứa tuổi nào, đều được hoan nghênh nhiệt liệt.



Xin cảm ơn nhà văn Trần Thị Hảo.

Featured Review
Tag Cloud
Pas encore de mots-clés.
Thông tin cần biết của Cuộc thi
Informations pratiques du Concours
Revenez bientôt
Dès que de nouveaux posts seront publiés, vous les verrez ici.
bottom of page